Đánh giá cổ phiếu ngành bảo hiểm – những mã cổ phiếu tiềm năng 2023

Thời gian vừa qua cổ phiếu ngành bảo hiểm được xem là những mã cổ phiếu được đánh giá là rất khả quan và có khả năng tăng trưởng ổn định trong tương lai. Vì thế khá nhiều người quan tâm đến cổ phiếu ngành này. Vậy để có một cái nhìn tổng quát về cổ phiếu ngành bảo hiểm hãy cùng detect-ors.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

I. Cổ phiếu ngành bảo hiểm

Cổ phiếu ngành bảo hiểm là cổ phiếu được phát hành bởi những công ty bảo hiểm. Hiện nay trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam có một số mã cổ phiếu bảo hiểm được niêm yết trên 3 sàn chứng khoán đó là:

STT Mã chứng khoán Tên doanh nghiệp Tổng KL
1 BVH Tập đoàn Bảo Việt 742.322.764
2 PVI CTCP PVI 234.241.867
3 VNR Tổng CTCP tái Bảo hiểm quốc gia Việt Nam 150.737.130
4 MIG Tổng CTCP Bảo hiểm Quân đội 143.000.000
5 BIC Tổng CTCP Bảo hiểm ngân hàng Đầu tư và phát triển VN 117.276.895
6 PGI Tổng CTCP Bảo hiểm Petrolimex 110.896.796
7 BMI Tổng CTCP Bảo Minh 109.623.985
8 AIC Tổng CTCP Bảo hiểm hàng không 100.000.000
9 PTI Tổng CTCP Bảo hiểm Bưu điện 80.395.709
10 BLI Tổng CTCP Bảo hiểm Bảo Long 59.999.474
11 ABI CTCP bảo hiểm ngân hàng Nông nghiệp VN 41.999.615

II. Tiềm năng và rủi ro của cổ phiếu bảo hiểm

Để tìm hiểu xem có nên đầu tư cổ phiếu ngành bảo hiểm hay không hãy cùng chúng tôi đi phân tích tiềm năng và rủi ro khi đầu tư mã cổ phiếu ngành này nhé!

1. Tiềm năng

  • Trước đây cổ phiếu ngành bảo hiểm không thực sự hấp dẫn nhưng trải qua đại dịch cổ phiếu ngành này và ngành y dược không chỉ trụ vững trong dịch Covid-19 mà còn chứng kiến ​​mức tăng.
  • Dịch bệnh đã làm thay đổi nhận thức của người dân và làm gia tăng nhu cầu mua bảo hiểm. Nhiều người cũng muốn mua bảo hiểm để đảm bảo thu nhập của họ khi nghỉ hưu.
Cổ phiếu ngành bảo hiểm được đánh giá là khá tiềm năng
  • Tiềm năng tăng trưởng của ngành bảo hiểm còn do sự khác biệt trong hệ thống xã hội và y tế. Nhà nước chi trả tới 70% chi phí chăm sóc sức khỏe ở các nước phát triển, nhưng ở Việt Nam chỉ 39%. Do đó, người dân có xu hướng mua các sản phẩm bảo hiểm sức khỏe thay vì chỉ chờ đợi sự hỗ trợ của chính phủ.
  • Nước ta thuộc nhóm nước đang phát triển đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn. Tuy nhiên, vốn nhà nước rất hạn chế do phải đảm bảo ổn định hệ thống tài chính. Do đó, ngành bảo hiểm đóng vai trò chủ đạo trong việc huy động nguồn vốn ổn định và dài hạn từ dân cư.
  • Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) đã tăng lãi suất đáng kể trong nửa đầu năm 2023 và xu hướng đó dự kiến ​​sẽ tiếp tục. Các ngân hàng quốc doanh cũng duy trì lãi suất cao để bảo vệ tỷ giá. Các cơ sở bảo hiểm do đó có thể giảm các khoản dự phòng và tăng lợi nhuận.

Nhìn chung theo như đánh giá thì cổ phiếu ngành này là một trong những lựa chọn an toàn ít rủi ro ở thời điểm hiện tại mặc dù không có sóng ngành mạnh như ngành khác nhưng tầm nhìn dài hạn của nó thực sự khá tiềm năng, thích hợp để đầu tư lâu dài.

2. Rủi ro

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng doanh thu của nhóm bảo hiểm tăng nhưng thua xa các ngành tài chính khác như ngân hàng, chứng khoán. Vì vậy, ít nhà đầu tư quan tâm lựa chọn.

Đầu tư vào cổ phiếu và các hình thức đầu tư khác cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường. Đồng thời, đầu tư vào các cổ phiếu bảo hiểm sinh lời là rủi ro tiềm ẩn có thể dẫn đến thua lỗ lớn. 

II. Top 4 mã cổ phiếu bảo hiểm tiềm năng

1. Cổ phiếu BVH

BVH chính là mã cổ phiếu của Tập đoàn Bảo Việt đây cũng chính là công ty số 1 Việt Nam về bảo hiểm nhân thọ và thứ 2 Việt Nam về bảo hiểm phi nhân thọ. Bảo Việt là một công ty đang phát triển bền vững. Đặc biệt, năm 2021 doanh thu đạt 50.380 tỷ đồng, tăng khoảng 2,8%. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.989 tỷ đồng, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm trước. Ở mảng bảo hiểm sức khỏe và xe máy, thị phần của BVH chiếm hơn 63% thị phần phí bảo hiểm thu nhập.

Đồ thị doanh thu của bảo hiểm BVH

Trong thời gian tới, BVH sẽ tìm đối tác mua lại khối ngân hàng (BaoViet Bank). Đây là tín hiệu tốt để Tập đoàn bắt đầu có lãi, cho phép sử dụng vốn vào hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình.

  • Mức giá giao dịch trên sàn 6/5/2023: 45.900 đồng
  • Chỉ số P/E: 21.5
  • Chỉ số P/B: 1.54
  • Chỉ số EPS: 2.105
  • Khối lượng giao dịch: 309.100

2. BMI

BMI là mã cổ phiếu ngành bảo hiểm của Tổng công ty Cổ Phần Bảo minh hoạt động từ năm 1994 với 100% vốn nhà nước trực thuộc Bộ Tài Chính, chính thức niêm yết lên sàn chứng khoán năm 2008. Tính đến nay BMI đang đứng thứ 4 trong 29 doanh nghiệp Bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam.

Đánh giá chỉ số cổ phiếu BMI

Năm 2021 lợi nhuận trước thuế là hơn 300 tỷ đồng tăng trường 28.76% so với cùng kỳ năm trước. 

  • Mức giá giao dịch trên sàn 6/5/2023: 23.150 đồng
  • Chỉ số P/E: 8.53
  • Chỉ số P/B: 1.01
  • Chỉ số EPS: 2.691
  • Khối lượng giao dịch: 118.300

3. PTI

PTI luôn giữ vị thế là 1 trong 5 công ty bảo hiểm hàng đầu Việt Nam. Mã cổ phiếu của công ty này cũng có điểm mạnh là có cổ đông lớn là tổ chức uy tín như Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội, Ngân hàng TMCP Quốc Tế,…

Hơn nữa kết thúc năm 2021, PTI chiếm tới 11% thị phần bảo hiểm nhân thọ, đứng vị trí thú 3 trên thị trường.

  • Mức giá giao dịch trên sàn 6/5/2023: 31.800 đồng
  • Chỉ số P/E: -6.85
  • Chỉ số P/B: 1.31
  • Chỉ số EPS: -4.393
  • Khối lượng giao dịch: 3.033

4. BIC

BIC hiện là một trong 10 công ty bảo hiểm tài sản và thiệt hại hàng đầu về thị phần bảo hiểm gốc và là công ty bảo hiểm tài sản và thiệt hại có lợi nhuận cao thứ ba trên thị trường. BIC là công ty dẫn đầu thị trường trong việc phát triển các kênh bảo hiểm trực tuyến (e-business) và bảo hiểm ngân hàng.

Tình hình kinh doanh của BIC cũng rất tốt, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng hiệu quả kinh doanh vẫn đạt nhiều kết quả tốt. 

  • Mức giá giao dịch trên sàn 6/5/2023: 28.100 đồng
  • Chỉ số P/E: 10.34
  • Chỉ số P/B: 1.23
  • Chỉ số EPS: 2.717
  • Khối lượng giao dịch: 2.800

IV. Lời kết

Trên đây là một số thông tin cơ bản về cổ phiếu ngành bảo hiểm được Kinh doanh tổng hợp từ một số nguồn tài chính uy tín. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn có một định hướng tốt khi mong muốn đầu tư cổ phiếu ngành này. Chúc các bạn may mắn!