Nhiều chị em thường mắc sai lầm khi chăm sóc da sau nặn mụn gây ra thâm và sẹo cho làn da. Vì thế việc chăm sóc da sau nặn mụn thực sự rất quan trọng mà ai cũng nên hiểu rõ. Để làm rõ vấn đề này hãy cùng detect-ors.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu rõ về quy trình chăm sóc da sau khi nặn mụn chuẩn nhé!
I. Có cần chăm sóc da sau nặn mụn?
Nặn mụn là phương pháp chăm sóc da lấy nhân mụn, lấy mủ mụn, hút bã nhờn ẩn sâu trong da. Ngoài cách nặn mụn thủ công, nhiều người còn sử dụng tăm bông, cây nặn mụn hay tận dụng các liệu trình nặn mụn chuyên nghiệp.
Vậy thực sự bạn có biết là sau nặn mụn cũng cần một quy trình chăm sóc da chuyên nghiệp? Sau khi nặn mụn, lớp biểu bì của da bị rỗ, tổn thương và nhạy cảm hơn bình thường, đây là điều kiện rất tốt tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và làm viêm da, khiến mụn mọc lại và để lại vết thâm, sẹo thâm khó coi.
Do đó, sau khi nặn mụn cần thực hiện các bước chăm sóc da khoa học và đúng cách để nhanh chóng làm lành tổn thương, kiểm soát tình trạng viêm nhiễm và ngăn ngừa mụn tái phát và hiệu quả nhất sau khi nặn mụn.
Xem thêm: Hướng dẫn cách chăm sóc da sau lăn kim giúp nhanh phục hồi
II. Quy trình chăm sóc da sau nặn mụn đúng
1. Ngày đầu sau khi nặn mụn
Sau khi da mới nặn mụn xong thực sự rất nhạy cảm nên bạn hãy chăm sóc da đúng cách theo các lưu ý dưới đây:
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với da: Bàn tay của chúng ta thường mang rất nhiều vi khuẩn, vì vậy, việc tiếp xúc với da sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, làm chậm quá trình lành vết thương và để lại sẹo sau này.
- Tránh trang điểm khi điều trị mụn: Việc trang điểm và dưỡng da quá nhiều sau khi nặn mụn sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông và khiến vết thương hở dễ bị kích ứng hơn.
- Rửa mặt nhẹ nhàng: Sau khi nặn mụn, da thường rất nhạy cảm. Do đó, khi rửa mặt, bạn nên sử dụng các động tác mát xa nhẹ nhàng. Đồng thời, những loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, giàu ẩm nên là lựa chọn hàng đầu của bạn trong thời gian này.
- Tránh sử dụng toner hay nước hoa hồng: Các chuyên gia cho rằng sau 1 – 2 ngày sau nặn mụn bạn nên ngừng sử dụng toner vì những sản phẩm đều chứa cồn chất tẩy rửa nên sẽ gây kích ứng da.
- Hạn chế xông hơi và massage mặt: vì da mặt đang trở nên nhạy cảm nên cần tránh xông hơi và massage mặt vào ngày hôm sau sau khi nặn.
- Khi tập thể dục thể thao nên mang theo khăn sạch để thấm mồ hôi.
2. Chăm sóc da sau nặn mụn từ 2 – 7 ngày
Quy trình chăm sóc da nặn mụn sau 2 ngày được các chuyên gia da liễu khuyên dùng như:
Sau hai ngày, khi mụn mới nặn đã khô, bạn có thể tiếp tục quy trình chăm sóc da của mình, nhưng hãy sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ từng bước một, chẳng hạn như:
- Bước 1: Rửa mặt thật sạch
- Bước 2: Sử dụng toner
- Bước 3: Xịt khoáng
Sử dụng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ dành cho da nhạy cảm dễ bị mụn và thoa một lớp mỏng để làm cho da của bạn không bị khô bong tróc.
Sau 3 ngày nặn mụn các vết mụn đã khô bạn có thể sử dụng các mỹ phẩm dịu nhẹ có tính dưỡng với các bước chăm sóc da như:
- Bước 1: Tẩy trang nhẹ nhàng
- Bước 2: Sữa rửa mặt không chứa BHA
- Bước 3: Dùng toner
- Bước 4: Sử dụng Lotion hoặc Serum
- Bước 5: Sử dụng kem dưỡng ẩm nhẹ để khóa ẩm
- Bước 6: Thoa kem chống nắng (buổi sáng)
III. Lưu ý khi chăm sóc da sau khi nặn mụn
1. Làm dịu da
Vì da sau khi nặn mụn thường dễ bị tổn thương nên bạn cần tránh làm một số điều dưới đây tránh da bị tổn thương nặng nề:
- Không chạm tay lên da mụn: Thường xuyên đưa tay lên mặt là một thói quen không tốt cho da, tay không sạch có thể làm lây nhiễm vi khuẩn và tăng nguy cơ làm lành vết thương.
- Tránh trang điểm và sử dụng sản phẩm chăm sóc da có cơ cấu dày.
- Tránh chà sát da quá mạnh khi rửa mặt sẽ gây tổn thương da nặng
- Tránh sử dụng sản phẩm trị mụn ngay khi da còn yếu không chịu được hoạt chất mạnh như BHA, AHA, Benzoyl peroxide,…vì nó sẽ khiến da sưng đỏ và bong tróc ảnh hưởng đến quá trình phục hồi da.
2. Chống nắng
Sau khi nặn mụn, làn da mỏng manh và dễ bị tổn thương do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong giai đoạn này làm chậm quá trình phục hồi của da và thậm chí có thể khiến da xuất hiện các đốm đen. Vì vậy, sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài là ưu tiên hàng đầu. Sử dụng kem chống nắng dành cho da nhạy cảm có SPF 30 trở lên và tránh kem chống nắng có chứa cồn.
3. Ngăn ngừa sẹo
Sẹo chính là biến chứng của da sau khi nặn mụn mà bạn dễ gặp nhất nếu không biết cách chăm sóc da đúng cách. Để hạn chế vết nặn mụn thành sẹo bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống tránh một số thực phẩm như:
- Rau muống
- Thịt gà, thịt bò, đồ nếp
- Hải sản
- Đồ ăn cay nóng,…
4. Sử dụng thành phần tự nhiên
Nên bôi gì sau khi nặn mụn để da không bị thâm và lên sẹo? Hãy sử dụng các thành phần thiên nhiên để chăm sóc da sau nặn mụn hiệu quả như:
- Nha đam: Có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và hỗ trợ quá trình chữa lành sẹo. Lấy một ít gel nha đam, rửa sạch, cho vào tủ lạnh rồi thoa lên vùng da bị mụn.
- Tinh dầu tràm trà: Chống lại vi khuẩn, giảm sưng và ngăn ngừa kích ứng da. Pha 2 giọt tinh dầu với 2 giọt nước sạch rồi dùng bông chấm lên nốt mụn. Để trong 20 phút và nhẹ nhàng lau sạch.
- Mật ong: Giảm kích ứng da, mẩn đỏ và sưng tấy sau khi nặn mụn. Thoa mật ong nguyên chất trực tiếp lên da và để yên trong 15-20 phút trước khi rửa sạch.
- Nghệ tươi: Giúp tái tạo và nuôi dưỡng làn da, loại bỏ tế bào chết hiệu quả. Thoa nghệ tươi lên da là phương pháp làm lành vết thương sau nặn mụn tốt mà nhiều chị em áp dụng.
- Túi trà: Lấy túi trà ngâm trong nước sôi và đắp lên vùng da bị tổn thương. Chất tanin trong trà có đặc tính làm se da và giảm kích ứng da ngay lập tức.
IV. Lời kết
Trên đây là một số chia sẻ về chăm sóc da sau nặn mụn được Làm đẹp tổng hợp. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn có cách chăm sóc làn da của mình để đạt hiệu quả tốt nhất.